Thông Tin Về Phú Yên Và Kinh Nghiệm Du Lịch Phần 2.
Ngày thứ 3 – 4:
Mình đề xuất đi tuyến phía Nam luôn 2 ngày này bởi nên dành ra 1 buổi sáng để đón
bình minh ở hải đăng Đại Lãnh và mũi Điện, điểm phó cực Đông của Việt Nam. Nên bắt đầu
- Từ thành phố Tuy Hòa nên xuất phát theo đường phía dưới sân bay Đông Tác để đường dễ đi hơn, do đường phía trên đang làm dở, lổn nhổn đá sỏi. Đi theo đường Phước Tân – Bãi Ngà sẽ vắng xe và cảnh đẹp hơn QL1A, do đó có thể lựa chọn chiều đi thì đi bằng QL1A, chiều về đi đường Phước Tân – Bãi Ngà. Riêng mình cả đi và về đều không đi QL1A và do đó bỏ qua luôn núi Đá Bia.
- Vũng Rô và khu lưu niệm đoàn tàu Không số: thẳng đường Phước Tân – Bãi Ngà khoảng 38km sẽ xuyên tới Vũng Rô, ngay bên đường có đài tưởng niệm đoàn tàu Không số hình con tàu rất đẹp và nhà lưu niệm cung cấp một số thông tin về Vũng Rô – điểm đến của các chuyến tàu vận chuyển vũ khí vào Nam.
- Trạm Viba đèo Cả: nằm trên đỉnh núi, đường lên rất nhỏ và dốc, cần tay lái rất
cứng mới có thể lên được. Đường rẽ vào trạm viba đèo Cả: từ Vũng Rô đi lên nhập vào QL1A đi một đoạn ngắn sẽ gặp lối nhỏ rẽ lên trạm Viba. Lên đó có thể nhìn toàn cảnh Vũng Rô, đèo Cả, tuy nhiên mình không lên vì thấy đường nhỏ, lên mất thời gian trong khi đang chạy xuống hải đăng Đại Lãnh nên quyết định bỏ qua điểm này. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết: chuyến du lịch để ngắm hoàng hôn tại Viviera
Biển Đại Lãnh: bãi biển nước trong, cát trắng, sóng nhẹ rất đẹp và phù hợp cho việc tắm biển. Đại Lãnh đã thuộc địa phận Vạn Ninh, Khánh Hòa, từ điểm Phước Tân – Bãi Ngà qua cảng Vũng Rô đâm xuyên lên nhập vào QL1A đi thêm chừng 9km là tới. Dọc QL1A qua Đại Lãnh có rất nhiều nhà nghỉ bình dân, có thể chọn nghỉ ở đây hoặc đi theo QL quá khu trung tâm một chút sẽ thấy cổng Khu du lịch Đại Lãnh bên trái đường. Khu du lịch này có bãi biển riêng và một số dịch vụ bờ biển, có 8 phòng nghỉ trong 2 dãy nhà cấp bốn, giá phòng chừng 400-500k. Chú ý, nếu nghỉ ở các nhà nghỉ mặt đường QL thì buổi tối sẽ khá ồn do tàu Bắc-Nam và xe tải, xe công chạy qua. Mình nghỉ ở KDL Đại Lãnh cũng vẫn ồn, nhưng có lẽ đỡ hơn, phải cái giá phòng như vậy là hơi cao so với chất lượng phòng.
Do đó, phương án của mình là buổi trưa – chiều sau khi đi thăm các điểm trên đường có thể dừng nghỉ lại Đại Lãnh để tắm biển, nhưng đặt trước ăn tối và ngủ ở hải đăng Đại Lãnh để còn đón bình minh.
Nếu cần hỏi giá + đặt phòng, liên hệ chị Phùng – quản lý khu du lịch: 0908.687.679. Do chỉ có 8 phòng nên buổi tối có thể sẽ hết phòng nếu không đặt sớm.
Hải đăng Đại Lãnh: là điểm suýt cực Đông trên đất liền của Việt Nam, nằm trên một mỏm núi nhô ra biển, dưới chân là bãi Môn cát trắng mịn, còn có một lạch nước ngọt chảy ra nên có thể tắm tráng qua sau khi tắm biển – nếu bạn không khó tính. Tuy nhiên biển bãi Môn nông sâu thất thường, ở đoạn giữa khá sâu, người ít kinh nghiệm có thể hụt chân, chuột rút, do đó cần tuyệt đối cẩn thận.
Từ Tuy Hòa đi theo đường Phước Tân – Bãi Ngà khoảng 30km sẽ có lối rẽ bên trái, rẽ xuống đi sâu vào sẽ thấy BQL và quán chú Mười lúp xúp dưới tán cây xanh mát. Nếu bạn đi ô tô thì gửi bên trên, còn xe máy có thể gửi quán chú Mười rồi đi bộ lên hải đăng. Có 2 đường lên hải đăng là đường qua bãi Môn theo bậc xi măng đi lên và đường mới làm, đi từ cầu Mũi Điện sang rồi theo đường xi măng thoai thoải lên.
Nên đặt ăn và ngủ đêm trên hải đăng để sáng hôm sau dậy sớm đón bình minh. Liên hệ: anh Thắng, trạm trưởng: 0905.217.578. Phí vào thăm hải đăng: 10k/người
Ngủ đêm tại hải đăng: 80k/người, có hai phòng lớn cho nam và nữ ngủ riêng. Ăn thì
tùy theo mức bạn đặt món mà sẽ có giá khác nhau.
Một số điểm khác của tuyến phía Nam:
+ Mũi Đôi – Vạn Ninh – Khánh Hòa: điểm cực Đông của Việt Nam, cách Tuy Hòa 65km theo QL1, sau đó rẽ vào TL651, đoạn đường còn lại đi bộ. Có 2 đường là đường rừng và đường ghềnh, đều rất khó đi. Việc trek cực Đông trong điều kiện thời tiết nắng nóng là rất khắc nghiệt, cần cân nhắc trước và đặc biệt là dù thời tiết thế nào thì thể lực cũng phải cực tốt. Cần giới thiệu người dẫn đường thêm có thể hỏi anh Vương ở làng Xuân Đừng. Đường đến Mũi Đôi rất khó khăn nhưng cũng sẽ rất đẹp và xứng đáng với công sức bỏ ra. Chuyến đi của mình không đủ thời gian và lượng sức cũng không đủ, nên mình quyết định để lại điểm này cho những chuyến sau.
Núi Đá Bia: nằm ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên, được coi như điểm đánh dấu chân đèo Cả. Trên đỉnh núi là tảng đá bia khổng lồ cao khoảng 80m, tương truyền đã được vua Lê Thánh Tông sai người trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt trong một chuyến thân chinh cầm quân đánh Chăm pa. Đường đến Núi Đá Bia: theo QL1A khoảng 35km sẽ gặp lối rẽ trái vào Khu du lịch Núi Đá Bia. Lên núi bằng lối mòn khoảng 2,2 km, rất dốc, khó đi, trèo lên đến nơi mất không dưới 2 tiếng.
+ Đập Hàn: một khu du lịch bỏ hoang, khung cảnh nên thơ, hoang sơ nằm tại thôn Hảo Sơn, xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà, dưới chân Đá Bia và dãy đèo Cả.
Post a Comment